Quy trình sản xuất mạ khay của Nhật Bản

1. Lựa chọn và lấy đất làm mạ.

Lựa chọn đất thịt có độ pH trung tính, ít lẫn cát, sét, sỏi. Không lấy đất quá sâu, đất không có khí độc, lấy đất ở tầng trên của đất canh tác là tốt nhất.

2. Phơi đất.

Đất phải được phơi ở nơi có gió, nắng nhiều để đất nhanh khô và các chất khí có ảnh hưởng đến cây mạ thoát ra khỏi đất.

3. Nghiền đất.

Đất phơi khô được đập hoặc nghiền nhỏ, ít bụi, ít hạt to.

4. Sàng lọc đất.

Đất phơi khô đập nhỏ cho qua sàng chủ yếu lấy những hạt 0,8 -  3 mm.

5. Trộn đều đất.

Đất, mùn cưa hoặc sơ dừa nghiền nhỏ, đã được sử lý cộng với một lượng đạm, lân, kali hợp lý.

6. Lựa chọn giống.

Gieo mạ khay giống phải được lựa chọn cẩn thận, như phải có địa chỉ sản xuất, thời hạn sử dụng, đặc biệt là phải được bảo quản bằng bao bì và kho bảo quản đạt tiêu chuẩn.

7. Xử lý hạt giống.

Giống được xử lý bằng cách pha 1,5 kg muối ăn (NaCl) vào 10 lí nước, sau đó cho lùa giống vào để diệt một số bệnh và vớt lúa lép nổi ra ngoài.

8. Ngâm ủ giống.

Phải chọn nước ao hồ không có nhiễm một số chất, khí độc. Lượng nước tối thiểu phải gấp 10 lần lúa giống và 6-8 tiếng thay nước một lần. Tùy từng loại giống mà có thể ngâm 48-72 tiếng, khi nào có khoảng 80% hạt lúa nứt nanh là vớt lên đem ủ. Quá trình ủ giống phải được che đậy cẩn thận phù hợp với mùa vụ.

9. Chuẩn bị khay.

Căn cứ vào diện tích cấy máy để chuẩn bị số lượng giống và số khay cho hợp lý.

Cho giá thể đã được trộn vao khay, gạt bằng, độ dày từ 1-1,5 cm.

10. Làm ẩm đất trước khi gieo.

Công đoạn này phải làm khéo léo và cẩn thận, tránh bị váng nước nổi lên trên mặt khay, nhưng phải đủ ẩm.

11. Gieo và phủ đất bằng máy.

Cần chỉnh cho mật độ hạt giống trên 1 khay và độ dày của đất như đã định.

12. Che đậy cẩn thận.

Tránh mưa to, nắng to, rét đậm rét hại, trâu bò, lợn gà, chuột sâu bệnh...

13. Chăm sóc.

Mạ khay cấy máy, cần được chăm sóc cẩn thận để có có cây mạ trên khay nhiều nhất, tốt và khỏe nhất.

14. Kiểm tra mạ.

Mạ phải được kiểm tra đạt tiêu chuẩn thì mới đem cấy.

15. Chuẩn bị đất cấy.

Đất cấy phải được san phẳng, cày bừa kỹ, có độ rộng đủ lớn để cơ giới hóa đồng bộ.